Chuyện Bên Lề Trại Hướng Đạo
1930–2020
HĐTƯ - HĐVN
Kỷ Niệm 90 Năm PT/HĐ
Là “Chính Danh” hay
“Không Chính Danh?”
22.02.2020
Xin thưa: Trong thời gian qua, và có lẽ nay mai sẽ, có những người …luôn lải nhải (như đã từng lải nhải) rằng HĐTƯ là “Hội ma“ , là “lừa gạt mọi người…“ vì vậy việc “kỷ niệm 90 năm“ là tiếm danh, là “không chính danh“ ..v..v…và..v..v.. !
Tôi xin được trình bày vài suy nghĩ của mình, trong khả năng giới hạn, nhằm đóng góp vào việc chung cùng Anh Chị Em (ACE) nhân dịp kỷ niệm này…
Phần lớn tài liệu dùng trong bài viết trích lại từ hai tác phẩm mà tôi có cùng vài ấn phẩm và báo Liên lạc: 1/ “Lịch Sử Hướng Đạo Việt Nam, Hồi Ký, của Cố Trưởng Trần Văn Khắc, do LĐ Chi Lăng Toronto, Canada in lần thứ nhất, phát hành ngày 01.01.1085“ và 2/ “Tìm Về Cội Nguồn Hướng Đạo Việt Nam của Trưởng Lê Ngọc Bưu“, lưu hành nội bộ, tủ sách Ngành Tráng 2006 bên nhà. Đây là tập tài liệu liên quan đến HĐVN do Trưởng Bưu sưu tập, trích lại các bài viết, tác phẩm của nhiều Trưởng trong nước cũng như ngoài nước.
Tài liệu trích lại từ Hồi Ký của Trưởng Khắc, xin viết gọn:“HK/LS.,trg..“ và của Trưởng Bưu,“TVCN, trg..“ Rất mong ACE hoan hỉ cho.
Năm1930:
Đoàn Lê Lợi là đơn vị HĐVN đầu tiên do Trưởng Trần Văn Khắc thành lập tại Hà Nội và ban đầu chỉ nhận anh em hội viên trường thể dục. Khi đã thành nề nếp, nhà trường nhận lập thêm ngành Ấu do anh Hoàng Đạo Thúy trông nom, cũng từ sau đó tên gọi “Đồng Tử quân“ trước kia được đổi sang là “Hướng Đạo“, mở đầu cho sự có mặt của Phong Trào Hướng Đạo tại VN.
Lễ thượng kỳ HĐ đầu tiên của Đoàn Lê Lợi được tổ chức tại sân trường thể dục Hà Nội vào đầu tháng 10 năm 1930 với sự tham dự của nhiều quan khách Việt, Pháp lúc bấy giờ. (HK/LS. trg. 15,16,17)
Vào tháng 4 năm 1932, trước khi lên đường đổi vào miền Nam làm việc, Trưởng Sếu đã “nhờ hai anh Nguyễn thụy Hùng và Hoàng đạo Thúy trông nom săn sóc các đơn vị ở ngoài Bắc“.
Tháng 6 năm 1932 đoàn HĐ đầu tiên được thành lập ở Sàigòn với sự góp sức của “các anh Lương Thái, Nguyễn văn Chấn, Huỳnh văn Diệp, Trần Coln (người miền Nam, gốc Mên) và một số anh em khác nữa…“ và cũng nhờ ông Trần văn Khá, lúc đó là hội trưởng Tổng cục Thể thao Annam.. đã tận tình giúp đỡ..! (HK/LS, trg.19,20).
Không bao lâu sau, cờ HĐ cũng bay trên cố đô Huế với sự đóng góp của ông Trần bá Vị, mà Trưởng Khắc liên lạc trước đó, cùng sự tiếp tay giúp đỡ ông Vị của các bậc thức giả, trong đó có anh Trần Điền, Trưởng HĐ sau này!
Như vậy, Phong trào HĐ tại VN là do (Cố) Trưởng Trần Văn Khắc, người đầu tiên khơi động và chính bản thân Trưởng đã đi khắp nơi, từ Bắc vào Nam vận động thành lập các đơn vị. Nhắc lại điều này chỉ là để chúng ta và nhất là các Trưởng trẻ “không bị xao động bởi những tin tức ởm ờ, ngả nghiêng theo chiều gió, phù thịnh…., cố ý phát tán trong thời gian qua “.
Một chi tiết thiết nghĩ cũng nên trích lại để ACE cùng biết:
Đầu năm 1934, Trưởng Sếu siêng năng được mời lên xứ Chùa Tháp, Campuchia. Tại nơi đây, Trưởng Sếu được Thái Tử Monireth cho hay, nhà vua sẽ trao tặng cho ông Trần văn Khá và Sếu siêng năng, mỗi người một Ngũ Đẳng Bội tinh. Ông Cụ đã yêu cầu Thái Tử, thay vì tặng cho Ông thì can thiệp để hai Trưởng cùng đi chung được hưởng danh dự này bằng hai huy chương khác.
Hôm sau, Quốc Vương gắn huy chương cho ông Khá và hai Trưởng mà Ông Cụ đề nghị…..
Quốc Vương đã bắt tay Sếu siêng năng và nói: “ Nous vous félicitons pour votre esprist scout “. Tạm dịch “Tôi khen ông về tinh thần HĐ của ông“….“Lời khen ấy làm tôi rất cảm động. Tôi thấy trong lòng sung sướng, thư thái. Sung sướng, thư thái hơn chính tôi nhận huy chương cao quý kia.“
(HK/LS, trg. 20-21)
Năm 1957:
Tháng 7 năm 1954, nước VN bị chia đôi và sông Bến Hải - vĩ tuyến 17-, “....đã chia cách đôi bờ....!“
Miền Nam với Quốc hiệu Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) theo chế độ tự do, dân chủ. Miền Bắc theo chủ nghĩa CS.
Đa số các Trưởng và HĐS di cư vào Nam và người đón tiếp, giúp đỡ anh chị em HĐ miền Bắc là anh Trần văn Đường.
Cuối năm 1959, Hội mua được căn phố ba tầng lầu tại số18 đường Bùi chu, Sàigòn làm trụ sở…
(HK/LS, trg. 36).
“….Ủy viên Văn phòng Hướng Đạo vùng Viễn Đông là Trưởng PADOLINA (Quốc tịch Phi Luật Tân) có nhiều lần viếng thăm Việt Nam, đến Sài Gòn, Huế và đề nghị Hội HĐVN chính thức xin gia nhập và trở thành Hội viên thứ 72 của phong trào Hướng Đạo Thế giới ngày 07/05/1957.“ (**)
(TVCN, trg. 325)
Một chi tiết cũng đáng lưu tâm về việc gia nhập nêu trên, đó là “…HĐVN điều chỉnh 2 tiêu chuẩn căn bản còn thiếu sót trong hồ sơ: (1) ghi thêm rành mạch “bổn phận tâm linh“ (xin nhấn mạnh) vào Lời Hứa thứ nhất; (2) vẽ lại huy hiệu “Bông Sen“ cho phù hợp thêm với nét vẽ Bông Bách Hợp (huệ), biểu hiệu chung do BP ấn định.
(Liên Lạc -LL- Kỷ niệm 10 năm Xuân Nhâm Ngọ 2002, trg. 17)
(**xin xem ghi chú cuối bài về tài liệu khác, trang nhà Giúp Ích, theo đó Hội Hướng Đạo Việt Nam (xin nhấn mạnh) là thành viên thứ 64 không phải 72 ?!)
“Thống kê của Hội HĐVN theo danh sách các đơn vị Đạo, Liên đoàn, Đoàn gửi về Văn phòng Hội số 18 Bùi Chu, Quận1, Sàigòn có đóng niên liểm và bảo hiểm đến ngày 31/10/1974:
Hội viên: 12.432 người.
Trong đó gồm Trưởng: 2.195 Trưởng
Đoàn sinh: 10.237 HĐS
(Thực tế HĐS đang sinh hoạt, nhưng vì lý do nào đó chưa kịp gửi về Văn phòng Hội có thể có con số 20.000 HĐS)
Đơn vị: 50 đơn vị Đạo và 17 Liên đoàn biệt lập.“ (TVCN, trg. 348)
Đối Mặt Khó Khăn..:
Xin lướt qua một số những vấn đề mà HĐVN phải đối mặt trong khoảng thập niên 40 và sau đó…:
..Đến năm 1941,..phong trào thể dục thể thao, còn gọi là phong trào Ducouroy, được phát động rầm rộ và nhà chức trách đương quyền muốn các đoàn thể thanh niên có sẵn như hiệp hội thể dục thể thao, thanh niên Công giáo, HĐ…, gia nhập vào phong trào này. Các Huynh Trưởng HĐ đã phải khéo léo, nhẫn nại nhưng cũng cương quyết mạnh mẽ chống lại ý đồ này và tranh đấu để HĐ chỉ góp sức trong những dịp đặc biệt với những nhiệm vụ phù hợp với mục đích và phương pháp HĐ như cứu thương, hướng dẫn các đoàn thể bạn vào vị trí…
Kết quả HĐ đã thành công.
Tháng 4 năm 1945. Luật sư Phan Anh, Bộ Trưởng thanh niên trong nội các Chính phủ Trần Trọng Kim, mời Trưởng Tạ quang Bữu đương kim Tổng ủy viên miền Trung làm phụ tá và thành lập đoàn thanh niên VN, gởi thư cho Bộ Tổng ủy viên yêu cầu HĐ gia nhập đoàn thanh niên VN với tư cách đoàn thể như những đoàn thể khác.
Toàn thể các Trưởng Bộ Tổng ủy viên miền Trung bác lời yêu cầu này với lý do là ngoài nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Các em được phụ huynh giao cho Huynh Trưởng, hay các em trưởng thành tự ý gia nhập HĐ là để được giáo dục theo tôn chỉ và mục đích do BiPi sáng lập. Nếu hành động ra ngoài phạm vi đó là các Trưởng đi ngược lại nhiệm vụ của mình….như vậy đương nhiên hết quyền hạn trên các em…
Bộ Thanh niên không hài lòng nhưng cũng không bao giờ đặt lại vấn đề.
Năm 1945, các tôn giáo, đoàn thể thành lập những đoàn thể có tính cách chính trị: Công giáo cứu quốc, Phật giáo cứu quốc, thanh niên cứu quốc…. Trưởng Tổng ủy viên Bắc Việt Hoàng đạo Thúy cũng thành lập HĐ cứu quốc. Bộ Tổng ủy viên miền Trung, sau khi tham khảo ý kiến các Đạo Trưởng, đã quyết định không tán thành việc lập HĐ cứu quốc, mặc dù có những sự đe dọa tiềm tàng.
(HK/LS. trg 33 - 34)
Cũng trong khoảng thời gian này, CS đã “nghĩ và muốn gì“ về HĐ?
Trong phần đầu bài HƯỚNG ĐẠO SINH VIỆT NAM - HỌ LÀ AI ? của tác giả Nguyễn văn Khoan được trích lại có vài đoạn như sau:
“ Năm 1935, trong Nghị quyết về “Thanh niên vận động“ của Đại hội Đảng lần thứ nhất, lần đầu tiên văn kiện của Đảng đã đề cập tới vấn đề cấp bộ đảng phái “chen vào trong các đoàn thể Thanh niên cách mạng tiểu tư sản…nhất là “Hướng Đạo Đoàn“, kéo quần chúng trong các tổ chức ấy sang phe thanh niên Cộng sản“.
“Năm 1943, Hội nghị Thường vụ Trung Ương Đảng ra nghị quyết: “Phải phái người vào các đoàn Hướng Đạo mà hoạt động“.
(Chú thích: Văn kiện Đảng (1940-1945. BNCLSĐ T.Ư 01 / 1977, trang 345 – 421)
(TVCN. trg 182 - 183).
Trích lại Hồi ký của Trưởng VÕ THÀNH MINH trong “Hướng Đạo Việt Nam lúc khởi thủy“
“………Phiên nhóm đầu được đặt dưới quyền chủ tọa của anh Hoàng Văn Quí, một giáo sư người Nghệ và dưới cặp mắt giám sát của Hổ Sứt – Giám đốc trường Võ bị Sơn Tây với bộ quân phục rất oai nghi, và ông rể là Chồn (ghi chú: Chồn Fennec Tạ Quang Bửu) -Tổng Trưởng Quốc Phòng uy nghi không kém bố vợ. Người ta còn cho biết bao nhiêu cán bộ cao cấp Việt Minh cũng trà trộn trong số 300 hội viên………
Ngày đầu – dàn trận và gây áp lực với sự hiện diện của hai bố con Hổ Sứt: Nhìn thấy cặp mắt của Hổ già ấy, ai mà không kinh hồn! …………….“
(TVCN, trg. 190)
Một chi tiết cũng đáng lưu tâm là: “ Vào tuần lễ đầu tháng 11/1945 (khai mạc vào chủ nhật 11/11/1945) Hội nghị Huynh Trưởng và Tráng sinh lần thứ nhất họp để quyết định thống nhất ba hội Hướng Đạo Bắc, Trung, Nam của nước Việt Nam, vừa tuyên bố độc lập thành HỘI HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM “ …
(TVCN, trg. 193)
Trong bối cảnh chiến tranh của đất nước cho đến hiệp định Genève 1954 và tiếp theo, HĐVN cũng “nổi trôi theo vận nước….“!
“…- Trưởng và đoàn sinh ở lại miền Bắc được lệnh sáp nhập đoàn thanh thiếu niên của chế độ. Tuy nhiên danh hiệu HĐ còn được duy trì ở vài hoạt động hình thức cho tới 1956 để lừa gạt dư luận miền Nam và Thế giới Tự do………………Tr. Hoàng Đạo Thúy và tr. Tạ Quang Bửu vẫn làm việc ở Bộ Quốc phòng; tr. Trần Duy Hưng tái nhiệm Thị trưởng Hà Nội; không vị nào đả động gì tới sự tồn vong của HĐ.“
(Nghiêm Văn Thạch, LL Kỷ niệm 10 năm. Xuân Nhâm Ngọ 2002, trg.17; ACE có thể đọc thêm bài viết cùng tác giả đăng trong Tập San Trưởng, số 3 Bộ Mới tháng 7 - 2000, trg 9 – 13 hay LL đăng lại có thêm phụ chú mới của tác giả, Bộ Mới số 59, Mùa Thu 2007, trg 18 – 22 để biết “những hư cấu“ mà một số người cố tình nói đến, có liên quan đến HĐVN!)
Sau ngày đất nước bị chia đôi, Hội HĐVN thời Đệ Nhất VNCH với đoàn Thanh niên Cộng hòa rầm rộ ra đời ….“nhiều Trưởng đã rỉ tai Tổng Ủy viên nên tham gia để dành phương tiện hoạt động và tránh sự khó khăn cho phong trào. Một huynh trưởng kỳ cựu rất có uy tín đã thân hành đến gặp Tổng Ủy viên và khuyên nên cho HĐ gia nhập thanh niên Cộng hòa…….. Để tránh mọi phiền nhiễu, đồng ý với đại đa số huynh trưởng, đương thời Tổng Ủy viên đã bắn tin lại với giới chức thân cận phủ Tổng Thống là sẽ giải tán phong trào nếu HĐ bị làm áp lực.
Phong trào HĐ lại một lần nữa được để yên và vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ dù không được hưởng chút ân huệ gì của Chính phủ….“ (HK/LS. trg 35)
“…Bị Bức Tử .... “
Do vì bị “hạng người tư kỷ cùng bạo lực gian manh cấu kết“ áp bức mà VNCH lâm vào cảnh “mất nước“, người dân VNCH bị “tan nhà“. Hội Nam (…dính liền với tên Cố Trưởng Trần Văn Khắc ) và Hội Nữ HĐVN cùng chung số phận: bị bức tử bởi bạo quyền vào cuối tháng 4 đen tối năm 1975!
“… Ngày 02.5.75, Ủy ban quân quản thành phố đổi tên là TP. Hồ Chí Minh ký quyết định giải tán (ghi chú: giấy chứng tử!) 2 Hội Nữ và Nam HĐVN, tịch thu tài sản. Sáng 03.5.75, một số VC từng đội lốt HĐ…..“tiếp thu“ Hội quán đường Bùi Chu…. “ ( LL Kỷ niệm 10 năm.., trg. 19)
“…Mà Không Chết….!“
Không ít người nghĩ rằng HĐVN (VNCH) đã bị xóa sổ, đã chết kể từ đây. Thế nhưng chẳng những... không chết mà lại không ngừng phát triển sau đó.
“…...Ngay khi vừa đặt chân tới các trại tị nạn, anh chị em HĐVN đã tìm nhau và thành lập những đơn vị tạm thời như tại đảo Guam do Trưởng Phạm Viết Nghiệp lãnh đạo với sự phụ giúp của Trưởng Tích thuộc HĐ quân đội, tại Camp Pendleton (California) do Trưởng Trương Trọng Trác lãnh đạo và Trưởng Mai Liệu làm cố vấn; tại Indiantown Gap (Pennsylvania) do Trưởng Nguyễn Xuân Hoàng Quân và TrưởngLinh Mục Cầu lãnh đạo: hai đơn vị sau có nhận thêm một số đoàn sinh mới và cho tuyên hứa trước khi các em xuất trại để đi định cư. Ngoài ra, tại Fort Chaffee (Arkansas) Anh Nguyễn Quang Minh tập họp được một số trưởng thành một toán phục vụ trong trại tị nạn………Nổi tiếng nhất là Liên Đoàn Ra Khơi tại đảo Palawan, Phi luật tân do Trưởng Nguyễn Đức Lập thành lập……“
(Mai Liệu, Phong Trào HĐVN, 1930-2000, Ấn bản lưu niệm, Họp bạn 2000 - San Jose, CA. trg. 27).
Lần lượt theo thời gian các Đơn vị HĐVN phát triển khắp nơi: Âu châu, Gia Nã Đại, Úc và nhiều nhất là tại Hoa Kỳ.
Một trại họp bạn mùa hè do hai Trưởng Mai Liệu và Nguyễn Quang Minh tổ chức từ 12 đến 16 tháng 8 năm 1980 tại Portland để kỷ niệm 50 năm ngày thành lập phong trào HĐVN (1930-80). Tuy ở xa và tuổi đã cao, Trưởng Sếu siêng năng cũng đến tham dự trại này. Trong buổi họp mặt lần chót tại nhà Tr. Mai Liệu, với sự có mặt của quý Trưởng Phan Nguyệt Minh (chị Thơ), Đỗ quý Toàn, Trần cao Lĩnh, Trần văn Đường, Đinh xuân Phức đã quyết định hai việc:
Thành lập một cơ cấu HĐVN thay thế cho HĐVN hải ngoại. (ghi chú: do tr. Nguyễn quang Minh lập trước đó).
…….. (HK/LS, trg. 44).
…… tháng 8/1981, các Trưởng trong liên đoàn Bạch Đằng thuộc hạt Orange County gồm các anh Bùi nhật Tiến, Nguyễn Khanh, Du Miên…tổ chức lễ ra mắt tại trụ sở liên đoàn trong khu Bolsa Mini Mall, Wesminster, đã mời Trưởng James Sands, Ủy viên liên lạc quốc tế của HĐ Mỹ và Trưởng Nagy, Tổng thư ký văn phòng HĐ thế giới. Các Trưởng liên đoàn Bạch Đằng đã đưa tận tay hai Trưởng Sands và Nagy thỉnh nguyện thư nêu hai nguyện vọng:
Cho phép HĐVN ghi danh trở lại với HĐTG với danh nghĩa HĐVN lưu vong hay hội HĐVN hải ngoại
Dùng ảnh hưởng và uy tín sẵn có của phong trào HĐ thế giới để vận động cho các huynh trưởng HĐVN hiện còn bị giam cầm vô thời hạn tại các trại tù, trại cải tạo ở VN được trả tự do.
Trưởng Nagy đã trả lời ngay rằng:
HĐVN có bị xóa tên đâu, mà chỉ bị treo thôi.….
Văn phòng cũng đã làm rồi, nhưng….
(HK/LS, trg. 45-46)
Hội Đồng Trung Ương – Hướng Đạo Việt Nam (HĐTƯ- HĐVN):
Như chúng ta đã biết, kết quả của Hội nghị trong hai ngày 02 và 03.7.11983, tại Costa Mesa, một thành phố nhỏ cạnh khu Bolsa phía Nam California do Trưởng Đoàn Văn Thiệp tổ chức và khi “bàn luận về dự thảo Hiến Chương và Nội Lệ của cơ cấu mới thành hình mà Hội nghị chấp thuận danh xưng là Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam dịch theo A Central Committee of Vietnamese Scouting theo đề nghị của Trưởng Laszlo Nagy. Thực ra dịch Committee thành Hội Đồng thì cưỡng ép quá.Committee chỉ là Ủy ban. Nhưng xướng xuất ra tổ chức mới này là quý Trưởng lão thành, gồm cả Trưởng sáng lập Phong Trào, cựu Chủ Tịch Hội, cựu Tổng Ủy Viên…(xin nhấn mạnh) nên danh xưng “Hội Đồng“ to tát và uy thế hơn danh xưng “Ủy Ban“ được thông qua cũng là điều bình thường.
……..Cuộc bỏ phiếu kín đã có kết quả Chủ Tịch Ban Thường Vụ là Tr. Trần Văn Khắc, Phó Chủ Tịch Tr. Nguyễn Văn Thơ, Tổng Thư Ký Tr. Nguyễn Trung Thoại, Phó Tổng Thư Ký Tr. Trương Trọng Trác và Thủ Quỹ Tr. Mai Xuân Tý.
Hội Nghị Costa Mesa kết thúc lúc 17 giờ, ngày 3.7.1983.“
(Kỷ niệm 30 năm Hội nghị Costa Mesa Hướng Đạo Việt Nam 1983 – 2013, LL Bộ mới số 8, trg 1 – 2).
Nhân đây xin ghi lại vài vấn đề mà tôi nghĩ chúng ta cũng nên biết, đó là các Qui trình HĐ thường được nhắc đến:
Qui trình năm 1946 với tiêu đề:
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA NĂM THỨ II
HỘI HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM
**********
DUYỆT Y
Hà Nội, ngày 7 tháng 2 năm 1946
Ký thay Bộ Trưởng
BỘ NỘI VỤ
Kiểm duyệt số 351
Đổng Lý Văn Phòng
Ngày 28/2/1946.
HOÀNG MINH GIÁM
(TVCN, trg 450 – 459)
Qui trình năm 1952, không thấy ghi Tiêu Đề và duyệt y, chỉ ghi:
Làm tại Hà Nội, ngày 07/06/1952
Ký tên: Hội Trưởng. : Trần Văn Thân
Tổng Ủy Viên : Vũ Văn Hoan
Tổng Thư Ký : Trần Ngọc Chu
(TVCN, trg. 472)
Nội Lệ năm 1962, không ghi Tiêu Đề,
Theo ghi chú, sửa đổi lần thứ nhất:
Saigon, ngày 8 tháng 11 năm 1959
Hội Trưởng: Nguyễn Thành Cung
Kiểm nhận sự sửa đổi:
Saigon, ngày 16 tháng 3 năm 1960
T.U.N. Tổng Giám Đốc Thanh Niên.
Chánh Sự Vụ Sở Thanh Niên Trung Ương,
Ký tên: Thái Khắc Phan
Sửa đổi lần thứ nhì:
Saigon, ngày 12 tháng 3 năm 1962
Hội Trưởng: Nguyễn Thành Cung
Kiểm nhận sự sửa đổi:
Saigon, ngày 25 tháng 4 năm 1962
T.U.N. Tổng Giám Đốc Tổng Vụ
Công Tác và Thanh Niên
Chánh Sự Vụ Sở Thanh Niên,
Ký tên: Thiếu Tá Nguyễn Quốc Dy
………………… Tham khảo trong
NIÊN GIÁM CÁC HIỆP HỘI THANH NIÊN 1965
(TVCN, trg.473)
Ghi lại các điều trên là để chúng ta nhận xét và phân biệt:
Các tài liệu liên quan đến “Lịch sử HĐ đều ghi liên tục các niên giám giống như đất nước VN không có chi thay đổi!“ Thực tế cho chúng ta thấy, đến tháng 7 năm 1954 khi VN trở thành Hai Nước khác nhau thì HĐ cũng theo đó đã thay đổi.
Tại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), miền Bắc, HĐ bị sáp nhập vào đoàn thanh niên của chế độ, như vậy kể từ đó cũng có nghĩa là …“HĐVN bị lặng lẽ bức tử mà không cần giấy chứng tử !“
Ngược lại, Anh Chị Em HĐ miền Bắc theo đoàn người di cư vào Nam, nghĩa là chạy vào nước Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) “tị nạn chính trị“, nhờ vậy HĐ đã có cơ hội phát triển tại đất nước này!
Qui Trình năm 1946 mà chúng ta được nghe bên nhà dựa vào để “xin chế độ“ cho tái sinh hoạt có lẽ cũng dễ hiểu vì “VNDHCN năm thứ II“ cũng cùng nghĩa với “CHXHCH…“. Trong qui trình này không có đề cập đến “tín ngưỡng tâm linh!“
Chúng ta thử đặt lại vấn đề, năm 1957 HĐTG, (WOSM), công nhận Hội Nam HĐVN là Hội viên có phải Tiêu Đề văn thư mà Hội gởi xin thừa nhận sẽ viết:
VIỆT NAM CỘNG HÒA
HỘI HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM
******************
…. Sài gòn, ngày…tháng…năm.. ?!.
Nhắc lại vì, theo ngu ý, HĐTƯ - HĐVN có liên hệ gắn bó, ít nhất là tinh thần, Hội Nam (..dính liền với tên Cố Trưởng Trần Văn Khắc) và Nữ HĐVN mà hai tổ chức HĐTG, WOSM & WAGGGS, công nhận là Hội viên chính thức năm 1957 & 1966.
Đọc lại Liên Lạc Bộ mới số 8 kỷ niệm 30 năm Hội nghị Costa Mesa, 1983 – 2013 nêu trên, cho phép chúng ta tin tưởng như vậy!
Cũng nói thêm, điều mà ACE mình đã biết, ngay từ khi thành lập HĐTƯ và tiếp sau đó, một số người “nhân danh HĐVN?“ đã thay nhau đánh phá không ngừng, đã nhai đi nhai lại những lập luận ấu trĩ của họ mà chỉ có thể dối gạt những ai không hề lưu tâm đến chuyện HĐVN!
“….Điều đáng trách là một khi các đơn vị HĐVN đã phát triển một cách khả quan, một số phần tử muốn vô hiệu hóa ảnh hưởng của HĐTƯ trên các trưởng Việt Nam, giành lại độc quyền chi phối về hội hướng đạo bản xứ, như là để chứng tỏ quyền hạn tuyệt đối của mình. Những khóa huấn luyện trưởng dành riêng cho trưởng Việt Nam có mục đích thâu nạp một số càng đông càng tốt trưởng trẻ toàn quốc dưới sự chi phối an toàn của tổ chức hướng đạo địa phương. Các khóa huấn luyện này được dùng để gieo rắc một số ý tưởng xem thường vai trò và lợi ích của HĐTƯ. Do đó, thỉnh thoảng có thể nghe những lời phát biểu như:“ Ai cần quan tâm đến HĐTƯ?“, “HĐTƯ được ‘ai‘ công nhận và có quyền hạn gì?“ , “ HĐTƯ đã làm được việc gì cho các đơn vị ?“. Có những tư tưởng như vậy là quên đi những gì căn bản. HĐTƯ/HĐVN ngày nay chỉ là một tập họp tinh thần, không có thẩm quyền hành chánh, gồm những người muốn duy trì Phong trào HĐVN như một mái nhà chung, một di sản chúng ta thừa hưởng và có bổn phận giữ gìn, tu bổ, làm cho khang trang thêm. HĐTƯ còn hiện diện là chúng ta còn có thể tự nhận là HĐVN, là để cho Phong trào HĐVN còn có một tiếng nói giữa cộng đồng quốc tế. ……“
(Vĩnh Đào, LL Bộ mới Số 47, tháng 09-2003. trg. 21)
Không ai không ngao ngán là trong những năm gần đây, sự lạm dụng tình dục các em của HĐ Nam Hoa Kỳ bị phơi trần ngày càng…thê thảm:
(mời vào đọc để biết: www.yahoo.com/news/embattled-boy-scouts-seek-boost-214040055.html )
Phải chăng nhằm chống đỡ số đoàn sinh suy giảm, họ tung ra kế hoạch chiêu dụ mới: nhận các em Nữ vào HĐ Nam thay vì nên vào Hội Nữ như từ lâu nay, đã làm hình ảnh được mọi người trân quí cả Trăm Năm qua của họ khi nhắc đến tên, giờ thì ai cũng lắc đầu chán nản…!
HĐ bây giờ có còn là PT giáo dục thanh thiếu niên hay chỉ là tổ chức kinh doanh, chia nhau lợi nhuận?
Và có phải vừa tìm cách giảm sự chú ý chuyện dơ bẩn giúp chủ, vừa “củng cố ghế ngồi, đếm tiền“ của mình cho nên vấn đề đồng phục mà các LĐ chúng ta kể từ Hội nghị Costa Mesa đối với BSA không là vấn đề thì nay lại “bị ầm ỉ“, có người bảo đó là “do bọn việt gian, hay hướng đạo gian, cố quậy?!“
Hiện tại, có lẽ ACE các LĐ ở Hoa Kỳ đang phải đối mặt, trước mắt, “hai vấn đề nóng bỏng“:
Một là có nên nhắm mắt bịt tai trước những ghê tởm nhất trong tổ chức mệnh danh PT giáo dục mà người người kính ngưỡng, để vẫn tiếp tục đứng trong hàng ngũ họ bằng những ngụy biện để tự trấn an lương tâm hay nên khoát xa lánh cái xấu xa để các em chúng ta không bị bôi bẩn lây?
Hai là khuyên các em đơn vị Nữ từ lâu sinh hoạt trong LĐ và ghi danh Hội Nữ, nay nên bỏ Hội Nữ sang Hội Nam theo qui định mới của Hội này mà đạo đức một người bình thường…không cho phép?
Đề nghị ACE đọc lại những đối phó các khó khăn mà HĐVN đã trải qua của quý Trưởng đàn anh, ngỏ hầu có thể giúp ACE tìm được một giải pháp đứng đắn, thể hiện tinh thần PT luôn là tổ chức giáo dục lành mạnh, vô vị lợi mà quý Trưởng đã nêu gương dũng khí của mình, nhắc nhỡ đàn em “ khi tiếp đuốc“!
Từ những nhận định nêu trên, cá nhân tôi cho rằng:
HĐTƯ - HĐVN KỶ NIỆM 90 NĂM PT/HĐVN LÀ CHÍNH DANH !
Hy vọng ACE cũng nghĩ như tôi, hiểu rõ và xác định vị thế của mình, vì vậy cùng vững tin chia sẻ nhau niềm vui chung.
Gà lôi -Tô Văn Phước
Đức quốc – 22.02.2020
(** ghi chú bên trên ): http://www.giupich.org/content/hoi-huong-dao-viet-nam-hoi-thanh-vien-quoc-gia-thu-64-cua-chuc-phong-trao-huong-dao-gioi
Nội dung trang 231, ở mục "Hộp thư Văn phòng" có tựa đề "Hai quốc gia thành viên mới" của tài liệu này là tin thông báo với các Hội thành viên về hai Hội Quốc gia thành viên mới vừa được công nhận; đó là Hội Hướng đạo Honduras và Hội Hướng đạo Việt Nam.
Bản tin ngắn tóm tắt phát triển của Hướng đạo tại Việt Nam từ năm 1932, những năm đầu liên kết với Hướng đạo ở Pháp. Những năm trước khi Hội Hướng đạo Việt Nam được công nhận là Hội thành viên của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới, Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn và đất nước bị chia đôi ở vĩ tuyến 17. Kết quả là Hội Hướng đạo Việt Nam đã mất trại trường huấn luyện ở miền Bắc nhưng đã lập một trại trường huấn luyện khác gần Đà Lạt [Trại trường Hồi Nguyên ở Bảo Lộc]. Tuy nhiên Hướng đạo đã đóng góp tích cực và giúp người tị nạn (di cư) tái định cư ở miền Nam. Hiến chương [Nội lệ] hiện tại (1957) của Hội này đã có từ năm 1952 với sự chấp thuận của Bộ Thanh niên. Phong trào Hướng đạo đón nhận tất cả mọi người và có tổ chức chặt chẽ khắp các tỉnh ở miền Nam. Tổng số hướng đạo sinh hiện tại (1957) là 6000 người. Ông Hội trưởng Hội Hướng đạo Việt Nam [Trưởng Trần Văn Thân] đã viếng thăm Văn phòng Hướng đạo Thế giới vào tháng Chín năm ngoái (1956) và Trưởng Padolina, Uỷ viên Lưu động của Văn phòng, đã hai lần đến thăm và quan sát hoạt động của Hướng đạo Việt Nam. Việt Nam dự định sẽ có một phái đoàn nhỏ tham dự Trại Họp bạn Thế giới [lần thứ 9] Kỷ niệm 50 năm, tổ chức vào tháng Tám sắp tới [tại Sutton Park, England].
Bản tin ngắn này cũng cho biết Hội Hướng đạo Việt Nam là Hội Quốc gia thành viên thứ 64 của Tổ chức Phong trào Hướng đạo thế giới. (xin nhấn mạnh là HỘI HĐVN ! – Google dịch-)
Hội Nữ Hướng đạo Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Một nhóm Hướng đạo sinh nữ tại Long Xuyên năm 1965
Hội Nữ Hướng đạo Việt Nam được thành lập vào tháng 4 năm 1957 và được chính thức công nhận là thành viên của Hội Nữ Hướng đạo Thế giới vào năm 1966.